$916
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của fo4. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ fo4.Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của fo4. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ fo4.TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn". ️
Bệnh viện Triều An - Loan Trâm quy mô 500 giường đạt chuẩn, gồm 15 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 6 phòng mổ hiện đại. Bệnh viện được đầu tư khu điều trị cao cấp, cùng trang thiết bị y tế, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, như: chụp MRI 1,5 Tesla, chụp CT SCAN 160 lát cắt, hệ thống máy xét nghiệm tự động Cobas 8000, xét nghiệm sinh học phân tử Cobas Z480, X-quang kỹ thuật số, siêu âm 3D - 4D, nội soi không đau, phẫu thuật nội soi tai mũi họng; phẫu thuật trĩ, u trực tràng, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi ống cổ tay; phẫu thuật nội soi khớp gối; phẫu thuật thay khớp kỹ thuật sinh không đau, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…Trên cơ sở hợp tác chuyên môn chặt chẽ với Bệnh viện Triều An TP.HCM - nơi quy tụ nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, Bệnh viện Triều An - Loan Trâm là nơi người dân Vĩnh Long cũng như khu vực ĐBSCL luôn được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đồng thời, được thăm khám, tư vấn và điều trị trực tiếp bởi đội ngũ thầy thuốc chuyên môn cao. Đây cũng là địa chỉ khám sức khỏe nhanh chóng, đáng tin cậy của người dân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Chi phí khám chữa bệnh của bệnh viện phù hợp với mọi người dân. Bảng giá niêm yết công khai. Thời gian khám chữa bệnh từ 6 giờ đến 17 giờ tất cả 7 ngày trong tuần. Bên cạnh đó, bệnh viện tiếp nhận khám bảo hiểm y tế cho người dân trong và ngoài tỉnh (7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ).Vừa qua, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Triều An - Loan Trâm tiếp nhận bệnh nhân T.C.L (45 tuổi, ngụ H.Cái Bè, Tiền Giang) nhập viện trong tình trạng tím tái, co giật toàn thân.Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tổn thương thần kinh trung ương nên chỉ định chụp MRI sọ não. Kết quả cho thấy, nhiều tổn thương đa ổ thùy trán, đỉnh trái dạng áp xe não do ký sinh trùng. Sau khi xác định chẩn đoán, các bác sĩ tiếp tục kiểm soát tình trạng co giật, an thần, dùng thuốc diệt ký sinh trùng đường tĩnh mạch kết hợp với đường uống. Qua 6 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện.BS.CK1 Nguyễn Khắc Phúc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Triều An - Loan Trâm cho biết, áp xe não là bệnh lý rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau đầu, sốt, co giật, đôi khi có dấu hiệu thần kinh khu trú nên dễ chẩn đoán nhầm với đột quỵ não ở người già.Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên tẩy giun định kỳ. Đây là phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý do ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, cần hạn chế thói quen ăn đồ tái, sống; nên ăn chín, uống sôi… ️
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS. ️